Vùng kín nổi mụn khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Đây không chỉ là một dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe mà còn khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ và tự ti. Mụn nhọt thường nổi ở âm hộ hoặc môi lớn, được gọi là mụn âm đạo. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết này từ Lời chưa nói sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị khi âm đạo nổi mụn ngứa.
Nguyên nhân khiến vùng kín nổi mụn ngứa
- Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis)
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da vùng kín tiếp xúc với các chất hóa học hoặc vật liệu nào đó như:- Mồ hôi
- Khí hư
- Xà phòng
- Tinh dịch
- Nước tiểu
- Băng vệ sinh
- Đồ lót
- Dung dịch vệ sinh
- Khăn lau vùng kín
- Nước hoa vùng kín
- Bao cao su hoặc chất bôi trơn
- Viêm nang lông (Folliculitis)
Tình trạng vùng kín nổi mụn ngứa có thể là do viêm nang lông, khi nang lông ở vùng kín bị viêm hoặc nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể bao gồm:- Mặc quần bó sát
- Lông mọc ngược
- Cạo lông bị xước da
- Tiếp xúc với nguồn nước kém vệ sinh
- Viêm âm đạo (Vaginitis)
Khi môi trường ở vùng kín bị mất cân bằng, các hại khuẩn có thể phát triển nhanh chóng và gây viêm. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo có thể là:- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Mất cân bằng pH âm đạo gây viêm do vi khuẩn phát triển mạnh.
- Nhiễm nấm Candida: Nấm men Candida albicans phát triển khi lợi khuẩn bị tiêu hủy.
- Nhiễm trùng âm đạo do Trichomoniasis: Ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục.
Dấu hiệu đặc trưng cho 3 loại viêm âm đạo kể trên gồm:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Khí hư màu vàng hoặc xám có mùi tanh.
- Nhiễm nấm Candida: Khí hư màu trắng giống như phô mai.
- Nhiễm trùng âm đạo do Trichomoniasis: Khí hư màu vàng xanh và có mùi hôi nồng.
- Viêm tuyến mồ hôi mủ (Hidradenitis suppurativa)
Nguyên nhân này là bệnh viêm mãn tính ở nang lông, dẫn đến vỡ nang lông và hình thành nốt áp xe, thường gặp ở nữ giới sau tuổi dậy thì cho đến trước 40 tuổi. - U mềm lây (Molluscum contagiosum)
Đây là bệnh do vi-rút molluscum gây ra, biểu hiện bằng các nốt sần tròn, màu hồng, nhẵn bóng, với đường kính từ 2 đến 5 mm. - Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)
Ngoài các nguyên nhân trên, vùng kín nổi mụn ngứa có thể do nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, như:- Viêm tuyến Bartholin: Hình thành nốt mụn viêm chứa đầy mủ khi các tuyến bị tắc nghẽn.
- Herpes sinh dục: Gây ra bởi virus herpes simplex, có thể xuất hiện rồi biến mất nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể.
- U nhú sinh dục và mụn cóc sinh dục: Gây ra bởi virus papilloma, thường xuất hiện dưới dạng nốt u hoặc sẩn ở vùng sinh dục.
Vùng kín nổi mụn ngứa có nên nặn không?
Khi phụ nữ nổi mụn ở mép vùng kín, việc nặn mụn có thể gây lây lan vi khuẩn sang vùng da khác và gây nhiễm trùng. Vùng da ở xung quanh âm đạo rất nhạy cảm, vì vậy việc nặn có thể gây kích ứng thêm. Thay vào đó, bạn nên đi khám da liễu để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng xử lý triệt để.
Cách điều trị khi nữ giới nổi mụn ở mép vùng kín
Khi nhận thấy vùng kín nổi mụn ngứa, hãy sắp xếp đi khám ngay. Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số cách điều trị có thể bao gồm:
- Dùng thuốc trị mụn, giảm viêm hoặc giảm tiết dầu trên da.
- Dùng thuốc kháng virus nếu mắc các bệnh liên quan đến STI.
- Dùng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng.
- Dùng kem Imiquimod để làm dịu phản ứng của hệ miễn dịch.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về vấn đề vùng kín nổi mụn ngứa. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nang lông, viêm da tiếp xúc, viêm âm đạo, viêm tuyến mồ hôi mủ, u mềm lây và STI.
Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến vùng kín, hãy tham khảo thêm các bài viết khác từ Lời chưa nói. Đừng quên gia nhập cộng đồng Sức khỏe phụ nữ để thảo luận về bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý nữ nhé!